Skip to main content

Hướng dẫn lặn biển an toàn với kính lặn và ống thở

| NgocNguyen |

Mùa hè luôn là mùa sôi nổi gắn liền với nhiều hoạt động thú vị, trong đó lặn biển được mọi người vô cùng yêu thích. Điều quan trọng nhất đó chính là bạn cần phải trang bị những chiếc kính lặn và ống thở chuyên dụng. Kính lặn và ống thở được coi là vật bất ly thân đối với những ai yêu thích môn thể thao lặn biển. Hành trang tiếp theo cho công việc lặn biển đó chính là những bộ đồ lặn có thiết kế chuyên dụng. Chúng sẽ hỗ trợ bạn trong việc di chuyển dưới nước, những chiếc chân vịt lặn biển. Các bạn hãy đến kinhboi.com chọn cho mình những chiếc kính lặn và ống thở sản phẩm hỗ trợ đắc lực trong chuyến phiêu lưu tuyệt vời này .

Trang bị những kiến thức lặn biển

 

  • Đảm bảo sức khỏe trước khi lặn: Nếu bạn bị bệnh tim, cao huyết áp… thì không nên trải nghiệm hoạt động lặn biển. Không nên lặn khi đang quá đói
  • Tuyệt đối tuân thủ các quy tắc, sự hướng dẫn của hướng dẫn viên. Ngay cả khi bạn từng có kinh nghiệm lặn biển, bạn cũng nên khởi động, học lặn trước 5 phút theo hướng dẫn viên để lặn biển an toàn.
  • Bạn cần bơi chậm, luôn lặn cùng đoàn, không lặn một mình, lặn quá sâu để tránh khi bị chuột rút, bình thiếu oxi… sẽ có người biết và giúp đỡ cho bạn.
  • Thở thật đều bằng miệng, nhịp thở nên chậm rãi, thở ra hết không khĩ thì mới hớp thêm oxi. Đây là cách khiến bạn không bị mệt khi đang chịu sức ép từ nước biển.
  • Không đặt chân lên bất kỳ tảng san hô nào vì có rất nhiều tảng san hô sắc bén mà bạn không hề hay biết
  • Không uống rượu trước khi lặn biển. Việc uống rượu trước khi lặn sẽ khiến bạn bị thiếu nước nhanh hơn và dễ gây các biến chứng khó lường khi áp suất tăng.
  • Khi có dấu hiệu mệt, ngộp, bạn đừng vùng vẫy, cứ giơ tay lên vẫy là bộ phận cứu hộ sẽ bơi đến chổ bạn ngay lâp tức. Tất cả những cứu hộ viên này đều rất gần bạn.
  • Sau khi lên bờ để đỡ bị ù tai, bạn hãy ngậm miệng, bịt chặt tai và thở ra nhẹ nhàng bằng mũi.
  • Phải chờ 24h sau khi lặn bạn mới được lên máy bay để cơ thể hồi phục sức khỏe. Nếu bạn không có đủ thời gian thì bạn không nên lặn biển.

Trang bị kỹ năng chuyên môn

Bên cạnh kiến thức, kỹ năng là điều không thể thiếu, nhất là đối với bộ môn có tính “thực hành cao” như lặn biển. Bạn “bắt buộc” phải có những kỹ năng cơ bản trước khi xuống nước trong lúc đi lặn ở bất kỳ đâu. Và cách tốt nhất để học được những kỹ năng này là từ chuyên môn bài bản của những trainer ở các khóa học lặn chất lượng hoặc từ những người có kinh nghiệm. Khoảng thời gian để bạn ôn tập và thực hành là lúc kỹ năng của bạn được hoàn thiện và nâng cao.

Chuẩn bị kính lặn và ống thở cùng các thiết bị thật chu đáo

Lựa chọn kính lặn và ống thở

Cần chọn kính lặn che kín phần mũi sẽ giúp thợ lặn thoải mái. 

Tuỳ theo thiết kế mà các loại kính lặn có nhiều kích cỡ, hình dáng và thể tích bên trong khác nhau. Bạn nên sử dụng một kính lặn vừa vặn với kích cỡ hình dáng khuôn mặt của mình. Một kính lặn vừa vặn sẽ giúp ca lặn của bạn thực sự thoải mải. Kính lặn tốt đảm bảo cho việc khép kín ở các mép viền mặt nạ, trong kính cường lực an toàn, và các phần silicon êm đảm bảo cho việc hạn chế bị ép hằn mặt gây đau lên mặt và xoang mặt của người lặn. 

Tiêu chí đầu tiên khi chọn mua các loại ống thở này đó chính là độ vừa vặn và thoải mái khi bạn mang vào. Sau đó bạn cần cân nhắc đến đầu ống thở có thiết kế như thế nào để có thể dễ dàng lặn sâu dưới biển hơn. Cách tốt nhất đó chính là chọn những chiếc ống thở lặn biển có đầu chống nước để tránh được những làn nước tạt vào chúng ta. Cuối cùng đó chính là hãy chọn mua những chiếc ống thở lặn biển có đường kính phù hợp với khuôn mặt.

Chuẩn bị các thiết bị khác

Bạn cũng cần nắm rõ những dụng cụ cần có khi đi lặn để có sự chuẩn bị nhất định. Trong những buổi đầu học lặn, bạn có thể chỉ cần chuẩn bị: một bộ đồ bơi, một chiếc kính bơi tốt, mũ trùm đầu, nút bịt tai và nếu có thể thì đôi chân vịt sẽ là lựa chọn cuối cùng nhưng hoàn hảo.

Ổn định tâm lý trước khi lặn biển với kính lặn và ống thở

Biển cả vô cùng rộng lớn và bao la, nhiều điều bí ẩn đang chờ bạn khám phá cùng với đó là những nguy hiểm bất ngờ. Do đó mà bạn cần chuẩn bị tâm lý hết sức vững vàng, tìm hiểu kỹ về vùng biển mà bạn sẽ lặn cùng những kỹ năng cần thiết để có thể bình tĩnh xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra.

Trong trường hợp quá căng thẳng và lo lắng trước khi xuống nước, hãy báo với hướng dẫn viên, họ sẽ giúp bạn điều chỉnh tâm lý ổn định đến mức tốt nhất có thể. Nếu không lời khuyên cho bạn là không nên xuống biển, sẽ rất nguy hiểm khi bị ngất hoặc chuột rút. Chỉ khi tâm trạng thật thoải mái và không có vấn đề bất ổn nào về tâm lý thì việc lặn biển mới diễn ra an toàn và mang lại trải nghiệm thú vị đáng nhớ.

Bạn đã sẵn sàng lặn biển an toàn với kính bơi và ống thở để khám phá đại dương huyền bí cùng kinhboi.com chưa? Còn chần chờ gì nữa hãy lên đồ và đi ngay thôi!

** Website: kinhboi.com
** Fanpage: facebook.com/aoboidai