Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 2-18 tuổi
Chiều cao cân nặng của trẻ từ 2-18 tuổi là một trong những điều được bố mẹ rất quan tâm. Bởi bố mẹ nào cũng mong con được phát triển khỏe mạnh và cao lớn mỗi ngày. Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn giúp so sánh và biết được bé có đang phát triển tốt, đủ tiêu chuẩn hay không.
Quá trình phát triển chiều cao cân nặng của trẻ từ 2- 18 tuổi
Để biết được chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ, đầu tiên bố mẹ cần biết quá trình phát triển của trẻ như thế nào? Theo các chuyên gia, việc phát triển chiều cao cân nặng của bé qua nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể như sau:
- Sau gia đoạn từ sơ sinh đến 1 tuổi thì giai đoạn từ 2-10 tuổi, chiều cao của bé sẽ tăng lên khoảng 10cm nữa. Mức tăng đạt trung bình ở thời điểm này là khoảng 85-86cm.
- Sau năm thứ 10, chiều cao của bé sẽ tăng ở mức giảm dần, mỗi năm tăng trung bình khoảng 5-6cm.
- Giai đoạn phát triển nhanh và vượt bậc là vào tuổi dậy thì. Chiều cao cân nặng của trẻ sẽ tăng rất nhanh. Đối với bé trai từ 12-14 tuổi trung bình 1 năm có thể tăng 7cm. Đối với bé gái từ 9-11 tuổi tăng trung bình 6cm/năm.
Sau tuổi dậy thì, tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm dần. Bước sang tuổi 22-25, chiều cao hầu như ngừng tăng thêm. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian vàng bé phát triển mạnh về chiều cao, bố mẹ cần quan tâm và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ phát triển thể chất tốt nhất, đặc biệt là giai đoạn dậy thì.
Chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam từ 2-18 tuổi
1. Bảng chiều cao cân nặng bé trai và bé gái từ 2-10 tuổi
Trẻ 2-10 tuổi là giai đoạn phát triển chiều cao ổn định nhất. Mỗi năm, bé có thể tăng từ 5-8 cm chiều cao và khoảng 1% mật độ xương cho đến khi trẻ dậy thì. Giai đoạn này trẻ rất cần một chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt khoa học. Đây sẽ là tiền đề và bàn đạp để trẻ tăng chiều cao tối ưu nhất trong giai đoạn dậy thì.
Bố mẹ hãy tham khảo thêm bảng chiều cao cân nặng cho trẻ từ 2-10 tuổi chuẩn WHO dưới dây:
2. Bảng chiều cao cân nặng bé trai và bé gái từ 10-18 tuổi
Giai đoạn dậy thì chiếm vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đặc biệt, đây là chặng cuối cùng và quan trọng nhất để trẻ phát triển chiều cao. Giai đoạn này bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt của con, kết hợp tầm soát chiều cao thường xuyên để trẻ đạt tầm vóc vượt trội khi trưởng thành.
Dưới đây, bố mẹ tham khảo bảng cân nặng lý tưởng cho trẻ từ 10-18 tuổi:
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nam
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nữ
Chiều cao và cân nặng của trẻ 2-18 tuổi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
Những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ từ 2-18 tuổi? Điều này cũng được nhiều cha bố mẹ quan tâm và tìm hiểu, bởi khi hiểu rõ sẽ giúp điều chỉnh lại dinh dưỡng phù hợp cho bé. Từ đó cải thiện thể chất và trí tuệ cho bé tốt hơn.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé trong quá trình phát triển. Cụ thể gồm có:
1. Gen di truyền
Một trong những yếu tố đầu tiên là gen di truyền. Mỗi đứa trẻ khi sinh ra thì đều có gen di truyền từ bố mẹ. Theo các chuyên gia, đây là yếu tố có nhiều tác động đến sự phát triển cơ thể trẻ. Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến chiều cao của bé chỉ chiếm khoảng 23%.
Bên cạnh đó, theo thông tin trên AB aMerican Journal of Human Biology (Tạp chí Sinh học Mỹ) một số yếu tố cũng được di truyền là lượng mỡ thừa cơ thể, nhóm máu, cân nặng. Những yếu tố này tác động không hề nhỏ đến sự phát triển về thể chất, chiều cao của bé.
2. Chế độ dinh dưỡng
Ngoài yếu tố gen di truyền thì chiều cao cân nặng trẻ còn ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng. Theo nghiên cứu tại trường ĐH Liên hợp quốc Tokyo, Nhật Bản, dinh dưỡng cũng góp phần không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt là sự phát triển của thể chất.
Khi trẻ không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ bị thấp còi, suy dinh dưỡng. Bởi vì trẻ không được cung cấp đầy đủ những chất cần thiết cho cơ thể nên quá trình phát triển thể chất bị chậm lại. Đồng thời, nó còn ảnh chắc khỏe của răng, mật độ xương và kích thước cơ quan của trẻ. Điều quan trọng hơn là trì hoãn quá trình phát triển ở tiền dậy thì và dậy thì của trẻ.
Khi trẻ được cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể đầy đủ thì chắc chắn sẽ phát triển tốt. Chính vì vậy, bố mẹ cần phải tìm hiểu để cung cấp và bổ sung những chất cần thiết ở từng giai đoạn. Trong đó, canxi không thể thiếu cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Ngoài ra, chiều cao của trẻ còn ảnh hưởng bởi yếu tố khác từ môi trường bên ngoài như: ô nhiễm môi trường, khí hậu,…
3. Bệnh tật
Bệnh tật, một trong những yếu tố góp phần làm chậm sự phát triển thể chất của trẻ. Chiều cao cân nặng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nếu trẻ có mắc một số bệnh liên quan. Ví dụ như: còi xương, táo bón, bị viêm phế quản, viêm phổi, suy dinh dưỡng…
Khi trẻ bị mắc bệnh thì chắc chắn sẽ phải dùng đến thuốc, việc dùng thuốc kháng sinh cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy mà chiều cao, cân nặng đạt chuẩn hay như bạn bè trang lứa sẽ kém hơn. Chính vì thế, bố mẹ cần lưu ý kiểm tra sức khỏe tổng quát cho con thường xuyên hoặc định kỳ.
4. Môi trường sống
Yếu tố thứ 4 ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ là môi trường sống. Trong đó, yếu tố cần được quan tâm nhiều nhất là nước, đất, không khí, ánh sáng hoặc tiếng ồn…
Trẻ được sống trong môi trường an toàn, thoải mái và trong lành chắc chắn sẽ có một thể chất tốt. Đồng thời luôn khỏe mạnh ít ốm đau hay bệnh tật. Còn nếu như ở trong môi trường bị ô nhiễm, có nhiều tiếng ồn, thiếu ánh sáng thì tinh thần bị ảnh hưởng đầu tiên. Từ đó sẽ dẫn đến những vấn đề về tâm lý, ảnh hưởng phát triển thể chất và trí tuệ.
5. Vận động
Một điều hiển nhiên và thực tế nhất giúp phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ cho trẻ chính là vận động. Có nhiều bé gặp tình trạng lười vận động hoặc “ngủ ngày, cày đêm”, nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bé.
Cuộc sống ngày càng phát triển, công nghệ càng hiện đại, bố mẹ lại bận rộn với công việc. Vì vậy mà những hoạt động về thể chất như đi bộ, đá cầu, đá bóng, chơi đùa, nhảy dây…không còn nhiều. Thay vào đó trẻ lại bố mẹ chiếc điện thoại thông minh hay tivi smart với nhiều trò chơi và chương trình giải trí. Đây chính là yếu tố khiến cho hệ thần kinh lẫn hệ xương khớp của trẻ chậm phát triển.
Để cải thiện chiều cao cân nặng của trẻ, bố mẹ hãy dành thời gian rảnh rỗi chơi cùng con, khuyến khích con tham gia các hoạt động thể thao. Ví dụ như: đạp xe, bơi lội bóng chuyền, nhảy dây…
Đối với bé bị béo phì hoặc thừa cần thì càng phải tích cực trong việc vận động cơ thể. Bởi như vậy mới giúp trẻ hạn chế được bệnh về tim mạch, tiểu đường và lấy lại cân nặng đạt chuẩn. Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho con một giờ sinh hoạt, ăn ngủ nghỉ khoa học. Hãy tập cho bé có thói quen ngủ đúng giờ, điều này giúp phát triển chiều cao tốt và hỗ trợ tăng mật độ xương.
? Bạn có thể xem các mẫu bộ bơi trẻ em tại https://kinhboi.com/bo-boi-co-tay-cho-be/
Chiều cao cân nặng của trẻ không đạt chuẩn, bố mẹ phải làm gì?
Trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng và chiều cao cân nặng không đạt chuẩn phải làm sao? Chắc chắn, ba mẹ sẽ rất lo lắng và muốn tìm hiểu những vấn đề này. Khi chiều cao cân nặng của trẻ không đạt chuẩn, bố mẹ cần:
1. Đảm bảo tốt về chế độ dinh dưỡng cho bé
Như đã nói ở trên, chế độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Vì vậy nó đóng vai trò rất quan trọng, bố mẹ cần cân đối chế độ dinh dưỡng cho con thật tốt. Trong đó, bổ sung nhiều vitamin và các nhóm chất đề kháng mà trẻ có thể hấp thu tốt.
2. Cải thiện chiều cao cân nặng của trẻ bằng vitamin và thực phẩm chức năng
Trợ thủ đắc lực cho sự phát triển toàn diện của trẻ chính và vitamin và thực phẩm chức năng. Trong hành trình nuôi con khôn lớn, những sản phẩm này bố mẹ không nên bỏ qua. Đặc biệt là vitamin tổng hợp, một trong những sản phẩm được nhiều bố mẹ sử dụng và bác sĩ khuyên dùng.
Vitamin tổng hợp giúp trẻ hấp thu tốt, từ đó tăng cường đề kháng và tăng cân đều chứ không ảo. Đây cũng là giải pháp an toàn và hiệu quả giúp bé phát triển tốt, lâu dài.
3. Tạo thói quen vận động, tập luyện thể thao cho trẻ
Vận động là yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ không nhỏ. Vì thế, bố mẹ hãy khuyến khích và động viên con tham gia các trò chơi về thể chất. Ưu tiên cho trẻ tập luyện các môn thể thao tăng chiều cao hiệu quả: bơi lội, đạp xe, nhảy dây.
Tuy nhiên, nên cho trẻ tham gia các môn thể thao phù hợp với lứa tuổi nhé. Ở mỗi giai đoạn phát triển, bố mẹ nên tìm hiểu các hoạt động thích hợp nhất cho bé. Hãy dành thời gian cùng con để tạo nên những giây phút vui vẻ, thư giãn và giúp con phát triển tốt về mọi mặt.
Ngoài ra, có rất nhiều giải pháp để bố mẹ hỗ trợ giúp con phát triển chiều cao, cân nặng. Trong những năm đầu đời, con rất cần sự trợ giúp của bố mẹ, hãy hỗ trợ con một cách tốt nhất nhé bố mẹ. Chúc bố mẹ có những phút giây hạnh phúc bên bé yêu và bé yêu được phát triển mạnh khỏe.
? Xem thêm những mẫu đồ bơi tại: https://kinhboi.com/
** Fanpage: facebook.com/aoboidai