Cách chọn bộ quần áo thợ lặn phù hợp và bền đẹp
Bộ quần áo thợ lặn bảo vệ cơ thể bạn khỏi nhiệt độ quá lạnh trong khi lặn. Khi xuống sâu hơn, nước sẽ hấp thụ nhiệt từ cơ thể bạn nhanh hơn không khí tới 25 lần. Do đó, việc trang bị bộ quần áo thợ lặn phù hợp là hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn, ngăn ngừa hạ thân nhiệt, thường xảy ra khi cơ thể bạn tiếp xúc với nhiệt độ nước dưới 32°C. Quần áo lặn có nhiều loại khác nhau, và sau đây là những lưu ý giúp bạn lựa chọn được bộ đồ phù hợp nhất với mình.
#1. Chọn bộ quần áo thợ lặn có độ dày thích hợp
Khả năng giúp cơ thể chống chịu nước lạnh của bộ đồ lặn được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó có độ dày. Nhìn chung, một bộ quần áo lặn dày 3mm là phổ biến và sẽ tốt cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, bạn có thể chọn độ dày cụ thể hơn theo nhiệt độ khu vực nước bạn thường xuyên hoạt động như hướng dẫn sau:
- Nhiệt độ nước trên 29°C – bộ đồ lặn ướt dày 2mm
- Nhiệt độ nước từ 21 – 29°C – bộ đồ lặn ướt dày 3mm
- Nhiệt độ nước từ 15 – 21°C – bộ đồ lặn ướt dày 5mm
- Nhiệt độ nước từ 10 – 15°C – bộ đồ lặn ướt dày 6,5mm
- Nhiệt độ nước dưới 10°C – sử dụng bộ đồ lặn khô
Với những vùng biển ấm áp, bạn có thể sử dụng bộ quần áo thợ lặn dày 3mm quanh năm. Khi vào những giai đoạn nước lạnh hơn, bạn có thể trang bị thêm mũ lặn, áo khoác cao su tổng hợp bên ngoài. Như vậy sẽ giúp bạn thích ứng linh hoạt và tiết kiệm chi phí hơn.
#2. Chọn bộ quần áo thợ lặn vừa vặn
Ban đầu, mặc một bộ đồ lặn có thể khiến bạn cảm thấy khá kỳ lạ vì sự căng cứng, tuy nhiên khi xuống nước bạn sẽ thấy mềm mại, dễ chịu hơn. Chọn được bộ đồ lặn vừa vặn khá tốn thời gian vì đó là những bộ đồ may sẵn. Một bộ đồ lặn phải hoàn toàn vừa vặn, không được rộng, nhưng cũng không được quá chật đến mức hạn chế chuyển động hoặc thở. Bạn cần tìm bộ đồ ôm sát vừa đủ để có thể di chuyển thoải mái và không cảm thấy khó chịu.
#3. Chọn bộ quần áo thợ lặn theo kiểu dáng
Tính linh hoạt và độ ấm áp của bộ đồ lặn còn bị ảnh hưởng bởi kiểu dáng. Có 3 kiểu đồ lặn phổ biến như sau:
- Bộ quần áo thợ lặn dài, liền thân: Loại này sẽ dài bao phủ toàn bộ cánh tay và chân của bạn. Bộ đồ toàn thân điển hình có dây kéo dài phía sau hoặc phía trước và có nhiều độ dày tùy chọn khác nhau.
- Bộ đồ lặn ngắn: Có ống tay ngắn và quần dài đến đầu gối. Phần thân người được che phủ hoàn hảo.
- Bộ đồ lặn dạng rời / hai mảnh: Có quần và áo lặn rời nhau. Đây cũng là lựa chọn phổ biến nhất trong ba kiểu dáng do hình thức cách nhiệt kép và tính linh hoạt trong khi sử dụng. Bạn có thể dùng riêng áo hoặc quần lặn khi cần thiết.
>> Xem ngay các mẫu quần áo lặn biển mới nhất tại đây
#4. Chất liệu bộ quần áo thợ lặn
Tất cả các bộ quần áo thợ lặn đều được làm bằng chất liệu neoprene. Đây là vật liệu cao su tổng hợp phổ biến, được biết đến với khả năng duy trì tính linh hoạt trong các nhiệt độ khác nhau.
Không phải tất cả các vật liệu neoprene đều được tạo ra như nhau. Đối với bộ đồ lặn ướt, loại tốt nhất là thổi khí và nó chứa hàng nghìn bong bóng nitơ. Neoprene không phải là vật liệu tồn tại mãi mãi, do đó nó cuối cùng sẽ bị hao mòn bất kể có bền đến đâu. Tuy nhiên, kiểu thổi khí là bền nhất trong số đó.
#5. Chọn bộ quần áo thợ lặn theo cách may
Bên cạnh chất liệu, độ bền của bộ đồ lặn cũng bị ảnh hưởng bởi cách may mặc. Các loại quần áo lặn với cách may như sau thường sẽ không được bền bỉ:
- Đường khâu dán: Các đường nối của bộ đồ được liên kết bằng băng dán. Đây là loại quần áo lặn ít bền nhất, với chi phí thấp nhất. Đối với những người mới bắt đầu lặn, lặn ít một hoặc hai lần một năm, kiểu đường khâu dán này là phù hợp, nhưng tất cả các đường nối của nó sẽ sớm bị mòn.
- Đường khâu khóa mép bên ngoài: Đây cũng là một lựa chọn với chi phí thấp khác. Bộ đồ lặn sử dụng cách khâu nối hai mép mảnh cao su tổng hợp với nhau với mối nối lộ ra bên ngoài.
- Đường khâu khóa nối bên trong: Nhược điểm của cách may này là khi đường may bị kéo căng đến mức tối đa, nước có thể tràn vào. Mối nối mép bên trong cũng khiến người mặc không cảm thấy thoải mái.
Bộ đồ lặn bền nhất là loại may mù. Quá trình thực hiện ghép nối bắt đầu bằng cách bôi keo lên vật liệu, sau đó khâu lại ở một bên. Kỹ thuật tiên tiến giúp cho quá trình khâu không xuyên thủng vật liệu, nhờ đó ngăn chặn các điểm xâm nhập của nước. Các đường khâu ở hai bên lồng vào nhau, mang lại đường may rất chắc chắn. Bạn có thể nhận thấy cách may này trên những bộ quần áo thợ lặn cao cấp.
Lời kết
Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin và lựa chọn được bộ đồ lặn phù hợp nhất với bản thân và chuyến lặn biển sắp tới. Đừng ngần ngại chat ngay với shop để nhận những tư vấn phù hợp nhất với form dáng và yêu cầu của bạn nhé!
** Website: kinhboi.com
** Fanpage: facebook.com/aoboidai
-
Áo Nhái Lặn Biển Quần Áo Lặn Chuyên N…
3,600,000₫Giá gốc là: 3,600,000₫.2,800,000₫Giá hiện tại là: 2,800,000₫. -
Đồ Lặn Biển Người Nhái Chuyên Nghiệp …
2,800,000₫Giá gốc là: 2,800,000₫.2,350,000₫Giá hiện tại là: 2,350,000₫. -
Đồ Lặn Biển Nam Dạng Liền Giữ Nhiệt W…
1,400,000₫Giá gốc là: 1,400,000₫.1,250,000₫Giá hiện tại là: 1,250,000₫. -
Áo Lặn Chống Nước Cho Nam Dạng Liền G…
1,600,000₫Giá gốc là: 1,600,000₫.1,190,000₫Giá hiện tại là: 1,190,000₫. -
Mũ lặn biển Mũ giữ ấm đầu cho bơi lặn…
360,000₫Giá gốc là: 360,000₫.250,000₫Giá hiện tại là: 250,000₫.