Skip to main content

Phân loại các kiểu đồ lặn biển bạn cần biết

Nếu bạn đang đọc bài viết này, lặn biển có lẽ là sở thích của bạn, hoặc có thể bạn muốn tìm hiểu thêm và bắt đầu với môn thể thao thú vị này. Nếu bạn định mua một bộ đồ lặn biển và vẫn chưa biết nên chọn cái nào, thì trong bài viết này KinhBoi.com sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các kiểu đồ lặn để có thể hiểu và đưa ra lựa chọn tốt hơn.

Chúng ta có thể chia bộ đồ lặn thành ba nhóm lớn: đồ lặn biển ướt (wetsuit), đồ lặn biển khô (dry suit) và bộ quần áo bán khô (Semi-dry suit). Cùng tìm hiểu cụ thể hơn ngay sau đây nhé!

Bộ đồ lặn biển ướt – Wetsuit

Đây là loại đồ lặn biển được sử dụng nhiều nhất trong thế giới lặn và một trong những lý do có lẽ là vì nó có giá cả phải chăng nhất. Bạn có thể sử dụng chúng để lặn với ống thở hoặc lặn với bình dưỡng khí. Hầu hết chúng được làm bằng neoprene. Bộ đồ có nhiều kích cỡ và độ dày khác nhau. Các độ dày phổ biến nhất là 0,5mm, 2mm, 5mm hoặc 7mm.

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của đồ lặn biển ướt, như tên gọi của nó là nó cho phép nước xâm nhập vào, do đó cơ thể bạn sẽ bị ướt. Nếu nước quá lạnh, cơ thể bạn bị mất nhiệt. Để wetsuit hoạt động tốt, bạn cần chọn một bộ đồ vừa khít để không tạo ra nhiều khoảng trống tránh nước thấm vào nhiều. Phần nước đi vào bộ wetsuit sẽ được cơ thể làm nóng và giúp duy trì nhiệt độ cơ thể của bạn. Nếu nước thấm vào quá nhiều, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống rất nhanh và gây nguy hiểm cho người lặn.

Đồ lặn biển ướt được phân thành hai loại: Wetsuit dạng ngắn và wetsuit dài toàn thân.

Wetsuit dạng ngắn

Đồ lặn biển dạng ngắn - wetsuit

Loại wetsuit ngắn (hoặc cộc), thường được sử dụng ở các vùng biển nhiệt đới, vì cánh tay và chân lộ ra ngoài. Chúng được thiết kế để duy trì nhiệt độ của phần giữa cơ thể. Chúng rất thoải mái và dễ dàng mặc vào.

Wetsuit dài toàn thân

Wetsuit dài toàn thân

Loại wetsuit dài toàn thân lý tưởng cho các vùng biển ôn đới vì nó bao phủ toàn bộ cơ thể. Khả năng cách nhiệt của chúng cao hơn và bảo vệ bạn tốt hơn khỏi trầy xước. Chúng thường được thiết kế đi kèm với mũ trùm đầu.

Bộ đồ lặn toàn thân có thể là bộ đồ một mảnh hoặc hai mảnh. Loại một mảnh dễ mặc và kín gió hơn. Loại hai mảnh lại linh hoạt hơn vì bạn có thể thay đổi, thêm bớt phần áo trong cả mùa hè và mùa đông.

>> Xem ngay các mẫu quần áo lặn biển mới nhất tại đây

Bộ đồ lặn biển bán khô – Semi-dry suit

Bộ đồ lặn biển bán khô

Loại đồ lặn biển này kết hợp các đặc tính của bộ đồ lặn ướt và khô.

Độ dày trung bình của chúng từ 4 đến 7mm, chất liệu neoprene. Bộ đồ lặn bán khô gần như cách ly hoàn toàn với nước nhờ các ống tay áo và khóa đóng của nó. Các phần cổ, tay, chân đều kín khí nên ít chảy nước hơn. Nó lý tưởng cho vùng nước lạnh, từ 10°C đến 20°C.

Đồ lặn bán khô nhẹ hơn những bộ quần áo khác, nhưng đồng thời, khó mặc hơn một chút.

Bộ đồ lặn biển khô – Dry suit

Bộ đồ lặn biển khô

Với loại đồ lặn này, bạn có thể lặn ở những vùng nước có thể có nhiệt độ từ 4°C đến 15°C. Đây là bộ đồ chuyên nghiệp được sử dụng bởi những thợ lặn có kinh nghiệm và kỹ thuật. Hầu hết đồ lặn biển khô đều được làm bằng neoprene hoặc trilaminate.

Chúng hoàn toàn kín, nhờ vào sự có mặt của không khí bên trong. Nó có một bộ bơm hơi nối với xi lanh khí để bơm không khí vào. Cơ chế này ngăn cản sự nén khi tăng áp suất dưới nước.

Khí được bơm vào tạo thành một lớp không khí có tác dụng cách nhiệt. Nó lưu thông tự do bên trong bộ đồ và có thể tập trung ở phần dưới của cơ thể gây ra hiện tượng nổi lên.

Có một van để kiểm soát lực nổi. Việc sử dụng van là phần phức tạp nhất đối với bộ quần áo khô. Thợ lặn được yêu cầu lặn cẩn thận để không nổi lên bề mặt. Một số thợ lặn sử dụng chì trên thắt lưng. Được chuyên biệt hóa như vậy nên loại đồ lặn biển này là đắt nhất.

Sự khác biệt giữa bộ đồ lặn biển ướt và đồ lặn biển khô

Chúng tôi có thể tóm tắt sự khác biệt giữa bộ đồ lặn ướt và khô như sau:

Bộ đồ ướt thường được làm bằng neoprene và phù hợp với vùng nước ấm hơn, cho phép xâm nhập vào một lượng nước nhất định, giúp cách nhiệt và bảo vệ cơ thể.

Bộ đồ khô dành cho vùng nước rất lạnh hơn vì chúng có khả năng cách nhiệt tốt hơn nhờ thiết kế nhiều lớp và khả năng cản nước.

Giữa hai loại này có loại “bán khô”, kết hợp các đặc điểm của cả hai.

Bộ đồ lặn phải thoải mái và linh hoạt. Phổ biến nhất là 3mm đối với vùng nước ấm và 5mm đối với vùng nước lạnh hơn.

Lời kết

Hy vọng những thông tin bên trên sẽ giúp bạn hiểu rõ và phân biệt tốt các loại đồ lặn hiện có. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với shop để nhận những tư vấn phù hợp nhất về mọi thiết bị lặn biển cho chuyến đi sắp tới của bạn nhé!

** Website: kinhboi.com
** Fanpage: facebook.com/aoboidai